Tại một đất nước tôn trọng tín ngưỡng và tâm linh như Việt Nam, có rất nhiều gia đình lập bàn thờ bà cô tổ thờ phụng những vong hồn linh thiêng này. Qua bài viết sau đây, các bạn sẽ được tìm hiểu bà cô tổ là ai, bàn thờ bà cô thường bao gồm những gì và mẫu văn khấn bà cô tổ tiêu biểu nào thường được sử dụng khi cúng bà cô tổ.
Bà cô tổ là ai?
Bà cô tổ dùng để chỉ những người là nữ giới trong vòng họ không may phải chết khi còn rất trẻ và chưa lấy chồng, trong khoảng thời gian từ 12 tuổi đến 18 tuổi. Cũng chính vì vậy mà tâm linh cho rằng đây là những người còn rất quyến luyến gia đình.
Không đi đầu thai mà sẽ ở lại trần thế để lo lắng, giúp đỡ cho con cháu. Trước kia, những vong linh này được cho là sẽ phù hộ, bảo vệ người trong nhà khỏi tai nạn và sự quấy nhiễu của các tà ma nhưng hiện tại, người ta còn xin bà cô tổ chăm lo cho đường làm ăn, tiền bạc,…
Cô dùng để chỉ những người con gái chết trẻ, chưa lấy chồng, tổ là tổ tiên, Gia Tiên tiền tổ. Trong hội đồng tổ tiên, có một người nữ giới sẽ được đề cử để làm nhiệm vụ quán xuyến, theo dõi, trông nom các công việc của con cháu tại trần thế, người này được gọi là bà cô tổ.
Có phải lập bàn thờ bà cô tổ không?
Như đã đề cập từ trước, bà cô tổ là những vong linh rất thiêng nên để thờ phụng bà cô tỏ, việc lập bàn thờ là điều rất cần thiết. Bà cô tổ luôn quan sát và chứng giám cho lòng thành khẩn của con cháu nên nếu các gia đình trịnh trọng và thành tâm khi cúng, bà cô tổ sẽ phù hộ.
Ngoài ra, như chúng ta đã biết, tại Việt Nam có nhiều gia đình không cho phép trẻ con ngồi ăn cơm chung mâm với người lớn. Cũng như tập tục này, bà cô tổ – những người nữ giới chết khi còn rất trẻ, không dám hưởng lộ chung với ông bà nên khi thờ phụng, dù vẫn cùng là bàn thờ tổ tiên nhưng cần có bát hương riêng để thắp cho bà cô tổ.
Khi đặt bát hương, cần lưu ý để thấp hơn so với bát hương của thổ công và thấp hoặc bằng với bát hương gia tiên (không đặt ngang hàng với bát hương tổ tiên).
Trên bàn thờ bà cô tổ sẽ bao gồm những gì?
Theo tâm linh, khi bà cô tổ “hợp” và “thích” người thân nào sẽ phù hộ và che chở cho người đó, chính vì vậy mà trong việc thờ cúng cần rất thận trọng để tránh khỏi việc bị quở phạt. Bàn thờ bà cô tổ rất đơn giản, bao gồm bài vị hoặc ảnh, bát hương, 1 hoặc là 3 chén nước, 1 bình hoa và 1 đôi đèn. Thường thì các gia đình sẽ cúng vái bà cô tổ vào các ngày sóc vọng, ngày giỗ, ngày Tết, mẫu văn khấn bà cô tổ cũng cần được lưu ý.

Nếu người cúng cho bà cô tổ có địa vị ngang hàng thì chỉ cần khấn mà không phải bày biện lễ vật cúng, nhưng nếu người cúng có địa vị thấp hơn và nhỏ tuổi hơn thì phải có cả khấn và lễ. Ngoài ra, việc cúng lễ còn được thực hiện khi gia đình có chuyện, cần được bà cô tổ phù hộ độ trì.
Lễ vật cúng bà cô tổ bao gồm những gì?
Những đồ vật cúng sau đây là cần thiết khi thực hiện lễ cúng bà cô tổ:
- Bài vị
- Một ngọn nến
- Một bát hương nhỏ
- Ly rượu hoặc nước
- Chén nước
- Đĩa trầu cau
Mẫu văn khấn bái bà cô tổ tiêu biểu
Bà cô tổ là tổ tiên của các gia đình, nên nếu có điều cần xin thì con cháu chỉ việc khấn bái. Những bà cô tổ được theo hầu phật thánh, làm việc trên thiên đình nên thường được ban thưởng cho nhiều chức vị và sức mạnh để trừ tà ma, che chở, bảo vệ cho trẻ con và có thể ra vào nhà không cần xin phép thổ công. Vì vậy bà cô tổ có thể nghe được lời khấn của con cháu, văn khấn bà cô tổ có một mẫu tiêu biểu sau đây:

Có thể thấy rằng bà cô tổ là một vong linh rất linh thiêng, công việc làm ăn trong nhà được thuận lợi, các kiếp nạn được hóa giải, gia đình tai qua nạn khỏi đều nhờ công lớn của bà cô tổ. Vì vậy, cần phải khấn vái trịnh trọng, lưu ý các mẫu văn khấn bà cô tổ để tránh khỏi việc gia đình bị quở quạt.